Không ai muốn trên cơ thể mình xuất hiện những nốt sẹo thâm xấu xí. Đặc biệt, với sẹo thâm lâu năm thì việc điều trị càng khó khăn hơn. Bạn đang mong muốn tìm cách trị sẹo thâm dứt điểm, nhanh chóng? Bài viết này sẽ đem tới giải pháp cho bạn.
Bạn đang xem: Làm thế nào để hết sẹo thâm
Mục lục
Nguyên nhân nào gây tình trạng sẹo thâm?Mách mẹo trị sẹo thâm nhanh nhất lâu năm mấy cũng khỏiThông thường, quá trình làm lành da sau tổn thương trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn sưng viêm, giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là tái tạo. Sẹo được hình thành trong giai đoạn cuối của quá trình phục hồi tổn thương.
Trong giai đoạn tái tạo, da non mới hình thành rất nhạy cảm, nhất là đối với ánh nắng mặt trời và các tác nhân ngoài không khí như khói bụi,… Khi tiếp xúc lâu, ánh nắng mặt trời kích thích các hắc sắc tố Melanin làm da bạn trở nên thâm sạm, nhất là vùng da sẹo mới hình thành, gây nên sẹo thâm.
Sẹo thâm có màu sắc đậm hơn so với vùng da xung quanh, gây mất thẩm mỹ. Đôi khi, vết sẹo còn gây ngứa, sưng và có thể mất cảm giác ở vùng da sẹo. Sẹo thâm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể như mặt, tay, chân, lưng, bụng,…
Thói quen của rất nhiều người là đưa tay lên mặt nặn mụn ngay cả khi nó chưa chín, để loại bỏ chúng ra khỏi da mặt càng sớm càng tốt. Vì vậy, vi khuẩn trên bàn tay dễ xâm nhập qua những nốt mụn vào sâu bên trong da gây viêm, nhiễm. Nốt mụn sau khi khỏi sẽ hình thành sẹo thâm.
Nếu bạn làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và bảo vệ làn da không đúng cách, ánh nắng và các tác nhân ngoài không khí dễ dàng xâm nhập vào da gây viêm da, kích thích hắc sắc tố tăng sinh gây thâm, sạm da, nám da,… Một số trường hợp khác do nặn mụn không đúng cách làm tổn thương da, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây nên sẹo thâm.
Các chấn thương như tai nạn xe, phẫu thuật, bỏng, tẩy nốt ruồi, muỗi đốt, côn trùng cắn,… cũng là những nguyên nhân gây nên sẹo thâm. Điều trị, vệ sinh không đúng cách dẫn đến viêm, hình thành sẹo.
Đặc biệt, trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật hay chấn thương, các thực phẩm như thịt gà, rau muống,… làm vết thương ngày càng trở nặng thêm gây sẹo lồi thâm.
Ngoài ra, yếu tố di truyền, màu da thâm sậm, chế độ ăn uống nhiều chất cay nóng, thức khuya…. cũng là những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm.
Câu trả lời là có. Xem thêm: Làm Thế Nào Để Biết Người Khác Chặn Facebook Của Mình Trên Messenger?
Sẹo thâm dễ xuất hiện nhất tại các vùng da như da mặt, làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì thời gian làm mờ sẹo thâm rất dài nên nhiều người tìm cách rút ngắn thời gian này lại, nhanh chóng loại bỏ sẹo thâm, lấy lại vẻ đẹp tự nhiên của làn da.
Điều trị sẹo thâm càng sớm, hiệu quả càng cao và sẹo thâm càng dễ biến mất nhanh. Sau khi vết thương bắt đầu liền da hay còn gọi là quá trình lên da non, đây là thời điểm vàng để dùng các phương pháp trị sẹo như kem bôi, thuốc trị sẹo.
Kem bôi, thuốc trị sẹo tác động vào quá trình tăng sinh Collagen tái tạo cấu trúc da, ức chế sự tăng sinh quá mức, ngăn ngừa các hắc sắc tố tại vùng da non, làm giảm các vết thâm, đồng thời ngăn cản quá trình hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại.
Vì vậy, bạn cần điều trị sẹo sớm, ngay từ khi sẹo mới hình thành. Hiệu quả điều trị trong thời gian này rất cao và có thể điều trị dứt điểm sẹo thâm. Nếu không điều trị kịp thời, sau một thời gian, hắc sắc tố tăng sinh, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng thì sẹo ngày càng sậm màu và khó chữa.
☛ Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: Thời điểm vàng trị sẹo
Có nhiều cách điều trị sẹo thâm lâu năm nhưng hiệu quả đối với mỗi người lại khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị sẹo thâm phổ biến mà bạn có thể thực hiện.
Chăm sóc da hàng ngày không chỉ giúp làn da của bạn sạch sẽ, mịn màng hơn, tăng độ đàn hồi, ngăn ngừa lão hóa mà còn giúp làm mờ sẹo thâm hiệu quả.
Từ lâu, nghệ đã được sử dụng trong làm đẹp da, có tác dụng chữa sẹo lồi, làm sáng da, mờ vết thâm sẹo. Có được tác dụng như vậy là bởi: thành phần của nghệ chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng tái tạo các mô xơ, đồng thời ức chế hắc sắc tố Melanin.